Có bao nhiêu cafein trong trà?

Nếu bạn hỏi trong trà có cafein hay không thì câu trả lời là “có”

Caffein là chất đặc trưng có trong lá chè, giúp cho người uống trà cảm thấy tỉnh táo sảng khoái. Trong nước trà, caffein có vị đắng vì thế trà càng có nhiều caffein thì càng đắng

Trà nói chung được xếp vào loại thức uống không cồn nhưng có cafein (caffeine)

Trong thực tế, cafein xuất hiện tự nhiên trong một số lượng lớn các loại thực vật. Chẳng hạn như cà phê, chè, hạt cola… Vì vậy, cafein là một thành phần quan trọng của nhiều loại đồ uống.

trà Ô Long và caffein

Trà Ô Long là thức uống có caffein

Đặc điểm của Cafein trong lá trà

  • Thứ nhất, hàm lượng cafein trong lá trà phụ thuộc vào tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như giống trà, đất trồng, phân bón, mùa sinh trưởng
  • Thứ hai, cafein chính là thành phần chịu trách nhiệm cho vị đắng của trà. Lá trà càng già thì lại càng có nhiều cafein hơn. Do đó, trà già sẽ có vị đắng nhiều hơn trà lá non.
  • Thứ ba, quá trình lên men lá trà có thể khiến cafein trong trà liên kết với Tanin và các sản phẩm oxy hóa của Tanin tạo nên Tanat caffeine.
  • Thứ tư, cafein không bền vững mà có thể bị mất đi, bị tách ra trong quá trình chế biến.
  • Thứ năm: nhiệt độ nước pha trà càng cao thì cafein sẽ tiết ra nhiều hơn.
Lượng cafein trong trà

Lượng cafein trong trà phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Cụ thể về lượng cafein trong trà, thì có sự khác nhau giữa cafein trong lá trà và cafein trong nước trà pha. Khi pha trà, lượng cafein không tiết ra hoàn toàn mà được giữ lại trong lá trà.

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi HICKS MB, cafein bị giảm đi khi hãm lá trà. Lần pha trà đầu tiên có cafein nhiều hơn khoảng 3 lần so với lần pha thứ hai. Và lần thứ hai có nhiều hơn khoảng 3 lần so với thứ ba.

Nhưng nếu lá trà được xay nhỏ ra như trường hợp của trà túi lọc thì lượng cafein sẽ được tiết ra nhiều hơn.

Có bao nhiêu cafein trong trà?

Dựa vào những đặc điểm phân tích ở trên, ta có thể thấy là trong những loại trà trải qua nhiều giai đoạn chế biến. Đặc biệt là quá trình lên men (oxy hóa trà) như trà Ô Long, trà đen thì lượng cafein đã giảm đi hoặc ở trạng thái kết hợp (Tanat cafein). Ngoài ra, do ngoại hình viên cuộn tròn lại nên lượng cafein tiết ra trong nước khi pha trà ôlong cũng ít hơn.

Để biết chính xác thành phần caffeine có trong sản phẩm trà của mình, bạn cần phải có sự tư vấn của chính nhà sản xuất hay cung ứng sản phẩm. Hãy liên hệ với nhà sản xuất hay chính nơi bạn mua hàng để hỏi cụ thể. Trà của bạn có bao nhiêu caffeine?

Nhiều công ty nước ngoài phân tích rất chặt chẽ thành phần hóa học trong sản phẩm của họ. Ghi chép kỹ lưỡng cả sự biến động theo mùa vụ, trong khi các cơ sở trong nước thường ít kiểm soát điều này.

Ví dụ cụ thể như sau:

Thành phần caffeine có trong sản phẩm trà Ô Long của công ty Long Đỉnh theo kết quả phân tích của Trung Tâm Phân Tích – Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân như sau:

thành phần trong lá trà

Kết quả phân tích mẫu 100 gram trà Ô Long Đỉnh năm 2012

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng caffeine là 1,3%

Với kết quả trên nếu uống 10 gram trà Ô Long thì lượng caffeine tối đa là 130 mg. Thực tế thì mức caffeine hòa tan trong nước sẽ còn thấp hơn bởi còn được giữ lại trong xác trà. So với mức caffein khuyến cáo trong ngày đối với người bình thường là 400 mg thì thấp hơn đáng kể.

Tham khảo thêm những lợi ích của việc uống trà ô long: tại đây 

Lợi ích của cafein trong trà

Liều lượng cafein trong trà có thể cung cấp một loạt các lợi ích. Nó làm tăng sự tỉnh táo, kích thích sự trao đổi chất và giúp cải thiện tâm trạng của chúng ta.

Thực tế, lượng cafein trong trà Oolong và trà đen là rất thấp. Nên hầu như hai loại trà này ít gây mất ngủ cho người sử dụng hơn so với trà xanh

Làm thế nào để có thể giảm lượng cafein trong trà?

Bạn thích uống trà nhưng bạn lại mẫn cảm với caffein, sợ có thể gây ra triệu chứng mất ngủ, hay chỉ đơn giản là không thích vị đắng của nó. Ở đây chúng tôi cung cấp cho bạn một số giải pháp:

a. Sử dụng loại trà có lá mỏng, trà lá mỏng có ít caffein hơn loại lá dày

b. Đừng uống nước trà pha lần đầu vì nước trà đầu ra rất nhiều caffein

c. Giảm thời gian pha trà để giảm hàm lượng caffein

d. Sử dụng nhiệt độ nước pha trà hợp lý cho từng loại trà để giảm caffein.

Xem thêm chỉ dẫn nhiệt độ tại bài viết về: Nhiệt độ nước pha trà


​Theo khuyên cáo từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ và cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu đều cho rằng, lượng caffein tiêu thụ một ngày nằm trong khoảng 400mg  là an toàn.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, những người chỉ nên tiêu thụ tối đa 200mg caffein một ngày. Trường hợp của các mẹ bầu, vui lòng tham khảo thêm bài viết: Phụ nữ mang thai có nên uống trà?

Share this with love

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi ngay