Đối với nhiều người, trà là loại thức uống được yêu thích, thậm chí là không thể thiếu được trong thực đơn hằng ngày. Nhưng đối với trường hợp đặc biệt của những người phụ nữ đang mang thai thì sao, các bà bầu có được uống trà trong thai kỳ?
Rất may, câu trả lời ở đây là Có. Trà có thể tốt cho thai kỳ bà bầu bạn chọn đúng loại trà và uống có chừng mực.
Chúng tôi sẽ trình bày một cách đơn giản và cụ thể để mọi người có thể chọn đúng loại trà và biết uống thế nào cho đúng chừng mực.
Nội dung bài viết
Phân biệt các loại trà dành cho bà bầu
Đầu tiên, chúng ta cần biết là tên gọi “TRÀ” là một tên gọi chung. Trên thế giới có đến 3,000 thứ lá cây, quả, hạt, hoa được dùng làm đồ uống hằng ngày và đều được gọi chung là trà. Trong trường hợp cụ thể đối với các mẹ bầu, chúng ta chia thành 2 nhóm chính:
A. Nhóm trà chính hiệu: là trà được làm từ lá cây chè (cây Camellia Sinensis), là loại trà phổ biến nhất trong đời sống, như chè tươi, trà xanh, trà Ô Long, trà đen, trà Phỗ Nhĩ, trà sữa, trà đá
B. Nhóm trà thảo dược: Trà thảo dược, còn được gọi là TISANES, được làm từ lá, quả, rễ, vỏ, hoa và hạt của các loại cây thảo mộc khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho người uống.
Điểm khác biệt lớn nhất của 2 nhóm này chính là thành phần caffeine. Nhóm A có chứa nhiều thành phần caffeine, trong khi nhóm B không có chứa caffeine hoặc có rất ít.
Vậy bà bầu nên uống trà gì?
Theo khuyến cáo chung đối với phụ nữ mang thai, những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như cồn hay caffeine là không nên sử dụng trong suốt thai kỳ. Các chất kích thích có thể gây kích thích quá mức lên thai nhi, dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn.
Hầu hết các loại trà trong nhóm trà thảo dược đều được cho là an toàn (trừ một số loại sẽ được để cập bên dưới); còn các loại trong nhóm A được cảnh báo là cần có sự kiểm soát đối với hàm lượng caffeine.
Những lưu ý của bà bầu đối với nhóm trà chính hiệu
Đây là nhóm được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi nhóm trà này xuất hiện khắp mọi nơi trong đời sống, nhiều người còn bị nghiện uống các loại trà này, không có là không được.
Nhóm trà này được ghi nhận là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi có chứa polyphenol tăng cường và bảo vệ tim,chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trà cũng cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm rất cần thiết trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên, caffeine có trong nhóm này lại được xem là nguyên nhân làm giảm hấp thu chất dinh dường, cản trở sự hấp thụ axit folic, quá liều caffeine có thể tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai.
- Các nghiên cứu về sự tác động của caffeine trong thai kỳ
Theo nghiên cứu, tiêu thụ caffeine trong thai kỳ (đặc biệt là hơn 200mg) có liên quan trực tiếp đến việc giảm trọng lượng khi sinh.
Theo nghiên cứu này: Caffeine được hấp thu nhanh chóng qua nhau thai một cách tự do. Sau khi uống 200 mg caffeine, lưu lượng máu xen kẽ trong nhau thai đã được tìm thấy giảm 25%. Cytochrom P450 1A2, enzyme chính liên quan đến chuyển hóa caffeine, không có ở nhau thai và thai nhi. Họ phát hiện ra rằng đối với một em bé dự kiến có cân nặng khi sinh trung bình (3,6kg), nó tương đương với việc mất 21-28 gram mỗi 100mg caffeine tiêu thụ mỗi ngày.
Caffeine cũng kéo dài thời gian mang thai thêm 5 giờ trên 100mg caffeine mỗi ngày, tuy nhiên nếu bạn cũng là người uống cà phê thì tin tức còn tồi tệ hơn! Cà phê có liên quan đến việc mang thai thậm chí còn lâu hơn – 8 giờ cho mỗi 100mg caffeine mỗi ngày.
Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi mức tiêu thụ caffeine của bạn trong thai kỳ. Vì lý do này, các loại trà đặc biệt có nhiều caffeine nên được hạn chế trong khi bạn đang mang thai.
- Hàm lượng caffein khuyến cáo an toàn trong thai kỳ
Hàm lượng caffeine an toàn được khuyến cáo là dưới 200 mg/ngày đối với phụ nữ mang thai
Có nhiều trường hợp khách hàng nhờ Hương Trà Việt tư vấn cụ thể làm sao xác định được liều lượng caffeine an toàn trong trà để có thể an tâm sử dụng.
Về vấn đề này, chúng tôi tư vấn như sau:
– Đối với mỗi sản phẩm trà có một lượng caffeine khác nhau trong lá trà, lượng caffeine tùy thuộc vào nhóm trà (trà xanh, Ô long, trà đen…), phụ thuộc vào điều kiên đất đai, mùa vụ và kỹ thuật chế biến. Nhiều công ty nước ngoài phân tích rất chặt chẽ thành phần hóa học trong các sản phẩm của họ, ghi chép kỹ lưỡng cả sự biến động theo mùa vụ, trong khi các cơ sở trong nước thường ít kiểm soát điều này.
Để biết chính xác thành phần caffeine có trong sản phẩm trà của mình, bạn cần phải có sự tư vấn của chính nhà sản xuất hay cung ứng sản phẩm. Hãy liên hệ với nhà sản xuất hay chính nơi bạn mua hàng để hỏi cụ thể: Trà của bạn có bao nhiêu caffeine?
Ví dụ cụ thể để tính toán mức caffeine an toàn như sau:
Thành phần caffeine có trong sản phẩm trà Ô Long của công ty Long Đỉnh theo kết quả phân tích của Trung Tâm Phân Tích – Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân như sau:
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng caffeine là 1,3%
Nếu một ngày, lượng trà sử dụng là 10 gram thì lượng caffeine tối đa là 130 mg; thực tế thì mức caffeine hòa tan trong nước sẽ còn thấp hơn bởi còn được giữ lại trong xác trà. Vậy đây là mức an toàn thai phụ có thể an tâm sử dụng được.
Còn nếu trường hợp bạn không biết chính xác về hàm lượng caffeine thì sao?
Trường hợp này bạn cần chút kinh nghiệm để ước lượng, có vài điều cần biết như sau:
+ Trà xanh thường có nhiều caffeine hơn so với các loại trà khác như Ô long, trà đen do quá trình chế biến đơn giản, caffeine có thể hao hụt hoặc bị khử bởi kỹ thuật chế biến
+ Trà lá già thường có nhiều caffeine hơn
+ Là trà càng vụn, nhuyễn thì khi pha ra nhiều caffeine hơn
+ Nhiệt độ nước pha trà càng cao thì caffeine càng nhiều
+ Thời gian hãm càng lâu thì caffeine ra càng nhiều
+ Nước trà lần đầu có nhiều caffeine hơn hẳn những lần pha sau.
Dựa vào những điều này, bạn có thể lựa chọn loại trà phù hợp, có thể giảm caffeine bằng cách bỏ đi không uống nước đầu (hãm khoảng 30 giây rồi bỏ nước đầu), giảm thời gian, nhiệt độ pha thích hợp.
Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp các mẹ bầu tự tin nhấm nháp những tách trà mà mình yêu thích!
Những lưu ý của bà bầu đối với nhóm trà thảo dược
Trà thảo dược là một lựa chọn tuyệt vời để mong các bà mẹ chống lại sự lo lắng và căng thẳng khi mang thai, giảm bớt ốm nghén, buồn nôn, cung cấp các chất dinh dưỡng dễ dàng.
Mỗi loại thảo mộc có tính chất dược liệu khác nhau và bạn có thể chọn loại trà tốt nhất dựa trên yêu cầu và tâm trạng của bạn Trong khi hầu hết các loại trà đều an toàn để uống trong khi mang thai, một số tốt nhất nên tránh.
- Một số loại trà thảo dược an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ là:
– Trà gừng là một cách tuyệt vời để chống lại ốm nghén. Nó làm giảm đau dạ dày, giảm buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa. Một vài lát gừng luộc trong nước nóng và ăn kèm với mật ong rất tốt cho bà bầu. Bạn cũng có thể chuẩn bị chai sữa với gừng.
– Trà bạc hà giúp giảm cảm giác nôn mửa và buồn nôn. Nó cũng giúp thư giãn cơ bụng, và giảm khí và đầy hơi. Nó là tuyệt vời cho ốm nghén và có thể nâng cao tâm trạng của bạn ngay lập tức
– Trà lá mâm xôi đỏ giúp ngăn ngừa xuất huyết sau sinh và làm săn chắc cơ tử cung để co bóp hiệu quả khi chuyển dạ. Nó có nhiều magiê và canxi. Xin lưu ý rằng nên tránh trong giai đoạn đầu của thai kỳ
– Trà roobios là một lựa chọn không chứa caffeine, cung cấp kẽm, sắt, canxi, magiê và chất chống oxy hóa. Nó giúp chống lại các gốc tự do và giải độc cơ thể. Nó cũng giúp giảm bớt trào ngược axit và hỗ trợ tiêu hóa. Nó giúp tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể và giúp chống dị ứng, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác. Một tách trà này là một cách tuyệt vời để tăng cường khả năng miễn dịch
– Trà tầm ma có nhiều vitamin A, C và K, và giàu khoáng chất như sắt, magiê, kali và canxi. Nên tránh trong ba tháng đầu vì nó có thể dẫn đến kích thích tử cung và dẫn đến sảy thai
– Trà bồ công anh chứa nhiều canxi, sắt và kali. Nó là một phương thuốc lợi tiểu nhẹ nhàng và hiệu quả trong thai kỳ.
– Trà hoa cúc là một nguồn magiê và canxi tốt và giúp giảm viêm khớp. Nó ngăn ngừa chứng mất ngủ và thúc đẩy quá trình chuyển dạ hiệu quả. Tuy nhiên, tránh hoa cúc nếu bạn có tiền sử sốt cỏ khô
– Trà chanh có tác dụng làm dịu và giúp chống lại chứng mất ngủ, lo lắng và khó chịu khi mang thai
– Trà hoa hồng rất giàu vitamin C. Nó giúp giảm sưng và chống cảm cúm.
Bạn thậm chí có thể tự pha chế các loại trà thảo dược bằng cách thêm các thành phần khác nhau như mật ong, quế, đinh hương, vỏ cam quýt và nước ép trái cây vào nước sôi.
- Các loại trà thảo dược cần tránh
Trong trường hợp nghi ngờ về sự an toàn của một loại trà nhất định, bạn nên luôn luôn cần sự tư vấn của bác sĩ của.
Một số loại trà thảo dược cần tránh trong thai kỳ là:
– Trà xô thơm có liên quan đến huyết áp cao và sẩy thai
– Trà mùi tây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai
– Trà dâm bụt gây co thắt và dẫn đến sẩy thai
– Trà lobelia chứa nicotine
– Trà hạt anh túc cần phải tránh hoàn toàn
– Trà lô hội gây ra chuyển dạ và co thắt
Những thời điểm uống trà mẹ bầu cần lưu ý
- Không nên dùng nước trà để uống thuốc, đặc biệt là viên bổ sung sắt
- Không nên uống trà ngay sau bửa ăn, nên uống sau đó 1 tiếng
- Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Trà cũ pha đã lâu cũng không nên uống.
Cuối cùng:
Điều độ là chìa khóa khi tiêu thụ bất cứ thứ gì trong thai kỳ. Bạn có thể bắt đầu với một lượng nhỏ và xem cơ thể bạn phản ứng với nó như thế nào trước khi tăng thêm số lượng vào chế độ hàng ngày.
Đừng nhấm nháp một tách trà nếu bạn không chắc chắn về thành phần và lợi ích của chúng. Tránh các thành phần xa lạ vì bạn không chắc chắn về cách chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể của bạn hoặc em bé.
Hy vọng bài viết trên đây của Hương Trà Việt cung cấp cho bà bầu nhiều thông tin hữu ích và giúp trả lời được câu hỏi: Bà bầu có được uống trà? Chúc các mẹ bầu trong thời gian thai kỳ này được nhiều niềm vui và khỏe mạnh!
Add Comment