Nội dung bài viết
Trà Ô Long là gì?
Trà Ô Long là loại trà được làm từ cây Camellia Sinensis, là một trong 3 loại trà phổ biến nhất, bên cạnh trà xanh và trà đen. Điều khác biệt chính giữa các loại trà này nằm mức độ oxy hóa trong quá trình chế biến trà.
Lá trà Ô Long được oxy hóa từ 8% đến 80%, giúp đem lại hương vị đa dạng.
Trà Ô Long là một loại truyền thống của Trung Quốc, phát triển mạnh ở Đài Loan. Và hiện nay, được sản xuất khá thành công tại Việt Nam.
Đặc điểm hương vị trà Ô Long
- Hình dạng: Lá trà Ô Long thường được cuộn lại hoặc vo thành viên tròn.
- Màu sắc: Nước trà Ô Long thường có màu xanh vàng, xanh đậm hoặc nâu đỏ tùy thuộc vào mức độ oxy hóa.
- Hương thơm: Trà Ô Long có hương vị phong phú, có hương hoa cỏ, trái cây, gỗ hoặc thảo mộc.
- Vị trà: nước trà mềm ngọt, ít đắng chát, vị trà cân bằng và có hậu.

Quá trình chế biến trà Ô Long
- Hái lá trà: Lá trà trưởng thành trên 50 ngày tuổi được hái thủ công vào buổi sáng sớm khi lá trà còn đọng sương, đảm bảo giữ nguyên độ tươi ngon và chất lượng tốt nhất.
- Làm héo: Lá trà được trải đều trên giá để héo trong điều kiện thích hợp, giúp lá trà mềm mại và dễ dàng chế biến hơn.
- Rung lắc và oxy hóa: Lá trà được rung lắc nhẹ nhàng để kích thích quá trình oxy hóa, tạo ra hương vị đặc trưng của trà Ô Long.
- Xào trà: Dùng độ nóng cao phá vỡ hoạt tính của enzim (kết thức quá trình oxy hóa) và giảm độ ẩm của lá trà để phục vụ cho giai đoạn tạo hình.
- Vò và sấy khô: Lá trà được vò định hình và sấy khô bằng phương pháp sao truyền thống hoặc sấy bằng máy hiện đại, đảm bảo giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng của trà.
Chi tiết trà Ô Long đã được làm ra như thế nào? tại: Quy trình sản xuất trà Ô Long
Có bao nhiêu loại trà Ô Long?
Có nhiều cách phân loại trà Ô Long:
- Mức oxy hóa: Mức oxy hóa quyết định màu sắc và hương vị. Ô Long được chia thành: Ô Long Xanh, Ô Long Vàng, Ô Long Đỏ. Lá trà và nước trà chuyển từ xanh sáng sang vàng, rồi đỏ. Hương thơm từ hoa cỏ, trái cây, đến gỗ, mật ong. Vị trà từ chát nhẹ đến mềm ngọt, từ thanh mát đến ngọt ấm.
- Giống trà: Giống trà Ô Long đa dạng. Các giống phổ biến gồm: Ô Long Thuần chủng, Thiết Quan Âm, Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc, Đại Hồng Bào. Nhiều giống mới ra đời nhờ khoa học nông nghiệp.
- Phong cách chế biến: Gồm trà thủ công, trà ướp hương, trà sấy than, trà trộn (phối hợp nguyên liệu).
- Vị trí địa lý: Trà được phân loại theo vùng trồng: Bảo Lộc, Cầu Đất, Mộc Châu, Phúc Kiến, Đài Loan.
- Tuổi cây trà: Phân loại theo tuổi cây: trà 3 năm, 5 năm, 7 năm.
Bạn đọc tìm hiểu thêm về nguồn gốc trà Ô Long tại: Nguồn gốc tên gọi trà Ô Long.
Những ứng dụng của trà Ô long trong đời sống
- Trà được sử dụng để giải khát, có thể dùng uống hằng ngày thay nước vì nó có hương vị.
- Loại thức uống này được sử dụng nhiều trong giao tế và lễ nghi, chén trà là đầu câu chuyện.
- Loại trà ngon có thể được dùng làm tặng phẩm, quà biếu có giá trị.
- Đặc biệt, từ xa xưa trà đã được sử dụng nhiều trong tu tập, thiền định.
Ngoài sử dụng như là một loại thức uống phổ biến. Trà Ô Long còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài mong đợi từ những dược chất đặc biệt có trong trà.
Những thành phần có lợi trong trà Ô Long
- Theanine và hợp chất thơm: Theanine, một loại amino acid, tạo nên vị “umami” cho trà, kích thích vị giác. Các hợp chất thơm giúp sảng khoái tinh thần, giảm căng thẳng.
- Caffein: Caffein trong trà ở dạng Tanat caffein, tan trong nước nóng, tạo hương thơm và giảm vị đắng. Nó giúp tỉnh táo, tăng cường hoạt động tim, ngăn đông máu, và lợi tiểu. Không như caffein trong cà phê, Tanat caffein không cản trở hấp thu canxi.
- Tanin: Chiếm 26-28% trong lá chè Ô Long, Tanin là chất kháng khuẩn mạnh. EpiGalloCatechin Gallate (EGCG), loại Tanin mạnh nhất, là chất chống oxy hóa vượt trội: mạnh gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E. EGCG loại bỏ các gốc tự do, vốn gây tổn thương DNA và tế bào, dẫn đến ung thư. Do đó, EGCG hỗ trợ điều trị ung thư vú, bàng quang, phổi, gan, thực quản, tuyến tụy, và dạ dày.
- Vitamin C và E: Vitamin C (có trong trà xanh và Ô Long) tăng cường sức đề kháng, ngừa cúm. Vitamin E làm chậm lão hóa, cải thiện làn da.
- Polysaccharides: Giúp giảm đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2.
- Acid Gama-AminoBityric (GABA): Hỗ trợ hạ huyết áp.
- Fluoride và catechin: Ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Gợi ý: Các cửa hàng mua trà Ô Long chất lượng tại HCM
3 Comments
Một bài viết rất chi tiết về trà Ô Long. Cảm ơn bạn!
Tôi đang tìm hiểu về trà và may mắn đọc được blog của bạn. Nhiều thông tin khá chi tiết và cả những câu chuyện thú vị. Hy vọng blog về trà của bạn ngày càng có thêm nhiều bài viết hay. Chân thành cảm ơn!
Mình rất thích uống trà , đã uống nhiều loại trà xanh và olong của Việt Nam , có dịp sẽ ghé Long Đỉnh để thử trà
Add Comment